Giới thiệu   |   Liên hệ 

Người giữ lữa hồn chiêng

21/10/2012
      Khi nói đến cồng chiêng Tây Nguyên thì ai cũng đều biết đó là một không gian văn hóa được UNESCO công nhận “ Là kiệt tác truyên khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Trong lễ hội truyền thống của các tộc người trên mãnh đất Tây Nguyên hùng vĩ nó chung và của tộc người Bahnar ở Mang Yang nói riêng, khi âm nhạc cồng chiêng được vang lên những giai điệu rạo rực, nó thôi thúc và cuốn hút lòng người đi vào một cõi hùng thiêng của núi rừng Tây Nguyên thì ít ai biết đến trước đó đã có những người thổi hồn vào những chiếc cồng, chiếc chiêng theo từng cung bậc, sự thăng trầm, bay bỗng cho những giai điệu cồng chiêng.

      Đó chính là nghệ nhân chỉnh chiêng, phải nói rằng đây là một nghề đỏi hỏi  có bàn tay tài năng và sự thẩm âm tuyệt đối mà không phải ai cũng làm được. Trong một dàn chiêng thường có từ 16 đến 20 chiếc, người chỉnh chiêng phải biết từng vị trí âm sắc của mỗi chiếc chiêng thì mới chỉnh được.
      Trong những số ít nghệ chỉnh chiêng hiện nay trên địa bàn huyện Mang Yang, phải kể đến nghệ nhân Byớch đang sinh sống tại làng Kon Brung – xã Ayun. Ông đã được huyện cử đi tham gia nhiều lớp tập huấn tại tỉnh và vinh dự  được mời tham gia giao lưu chỉnh chiêng tại Festival cồng chiêng quốc tế tổ chức tại Gia Lai vào năm 2009. Mặc dù năm nay đã 85 tuổi, tuy sức khỏe có phần hơi yếu nhưng ông vẫn minh mẫn và là người luôn trăn trở với tiếng cồng, tiếng chiêng làm sao để hồn chiêng  ngân vang mãi ở các buôn làng. Hơn 30 năm nay kể từ khi ông được chính người cha đẻ mình truyền nghệ lại, ông luôn phát huy lòng đam mê và sự tài năng nghệ thuật của mình để truyền dạy cho nhiều thế hệ con cháu biết sử dụng cồng chiêng trong các lế hội của làng. Lúc rãnh rồi ông gọi những thanh niên trong làng tập trung về nhà Rông để luyện tập phong cách diễn xướng và truyền dạy kỹ năng chỉnh chiêng  cho những người có khả năng thẩm âm tốt. Qua một thời gian dày công truyền dạy và luyện tập đến nay đã có 3 đến  4 nghệ nhân trong làng biết chỉnh chiêng, tiêu biểu như anh Phit, anh Tuyng là học trò của ông đã chỉnh chiêng thành thạo và rất nhiều thanh niên khác cũng đang theo học để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.
      Thiết nghĩ, hiện nay ở các thôn, làng trên địa bàn toàn huyện đều có nhiều người biết giữ lửa hồn chiêng như nghệ nhân Byơch và mỗi người dân ai cũng có trách nhiệm với công tác bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình thì không gian văn hóa cồng chiêng sẽ  được lưu truyền và mãi mãi trường tồn.
                                                                                                                             Như Quỳnh
                                                                                                                Phòng Văn hóa và Thông tin

Các tin khác