Giới thiệu   |   Liên hệ 

TẬP TỤC LẠC HẬU CỦA NGƯỜI BAHNAR MẸ CHẾT, CHÔN THEO CON

06/05/2014
Người Bahnar không quy định số lần sinh con. Quan niệm của họ: Gia đình nào có nhiều con gái là hạnh phúc nhất. Vì người Bahnar xưa kia sống theo mẫu hệ, người vợ là chủ gia đình, mọi công việc trong gia đình đều do người vợ quyết định. Ngoài việc làm nương rẫy ra, người con trai có nhiệm vụ đi săn, đan nát các vật dụng trong nhà, kiếm cây dựng nhà, chò lúa...

Người con gái có nhiệm vụ giã gạo, gùi nước, nấu cơm, kiếm củi, hái rau, bắt cá, nuôi con… Vì vậy việc quan niệm của người Bahnar: Sinh đẻ là do ông trời ban cho họ (Yang song). Những đứa trẻ sinh ra bình thường, khoẻ mạnh và thích nghi với cuộc sống, tất nhiên nó sẽ được tồn tại và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác trong cộng đồng làng. Những đứa khác vô tình khi sinh ra bị chết hay bị tật nguyền, quái thai... Họ đều quan niệm là do (Yang pơm) nghĩa là trời phạt. Đại đa số trẻ em được sinh ra ở gầm nhà sàn hay ở cái chòilúa ngoài rẫy. Bà đỡ là những người quen tay không được học tập hay tập huấn dù chỉ một lần. Dụng cụ bằng con dao hay mảnh tre, nứa... Vì thế nhiều đứa trẻ sinh ra bị vi trùng uốn ván mà chết, nhiều bà mẹ sau khi sinh bị bong huyết dẫn đến tử vong để lại đứa trẻ xấu số. Những đứa trẻ xấu số ấy khi người mẹ chết đi, bản thân chúng phải chôn sống theo mẹ hay bị bóp chết hoặc không cho bú, để cho đói đến lúc chết rồi chôn cùng với mẹ. Họ quan niệm: Người mẹ xấu số khi chết đi, nếu không chôn theo đứa bé xấu số ấy thì hồn ma của người mẹ trước sau cũng về đem đứa bé đi theo, vì đứa bé phải theo mẹ để có sữa bú... Hơn nữa, nếu đứa bé còn sống sẽ làm phiền hà đến ông bố và các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy bằng mọi giá phải chôn đứa bé xấu số ấy theo mẹ để người mẹ an tâm nơi thế giới bên kia.

Trong suốt những thập kỷ qua, tập tục lạc hậu này mãi đeo đuổi với người dân Bahnar, khiến cho toàn xã hội phải lên tiếng. Giờ đây được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành... Nhất là Nghị quyết TW 5 khóa VIII đã làm thay đổi hoàn toàn về suy nghĩ và nếp sống của người dân Bahnar. Giờ đây tập tục lạc hậu này không còn nữa, nhưng chúng ta không thể chủ quan vì nhiều vùng sâu, xa việc nhận thức vẫn còn thấp kém, kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình có thể quay lại tập tục lạc hậu này mà vô tình xong việc rồi chúng ta mới biết. Vì vậy chính quyền địa phương, Ban Văn hóa - Xã hội các xã, thị trấn cần quan tâm hơn nữa tới đời sống, vật chất, tinh thần của các hộ gia đình nghèo thuộc vùng sâu, xa, đặc biệt các hộ gia đình sống vùng không tập trung trên địa bàn làng, xã./.
 
                                                                                                                                               Lê Hữu Phong
 

Các tin khác