Giới thiệu   |   Liên hệ 

Trận đánh cây số 15 đèo AmăngYang

30/01/2014
Giới thiệu

Cuộc phục kích và sau đó là xoá sổ liên đoàn cơ động 100 là một trong những trận đánh cuối cùng của chiến tranh Đông Dương có sự tham dự của trên 1 tiểu đoàn của Pháp và VM. Bài viết này sẽ thảo luận về những yếu tố chiến thuật về thời gian, địa điểm chiến đấu, các bên đối địch giới hạn trong vấn đề chỉ huy, lực lượng tham chiến, học thuyết, điểm mạnh và điểm yếu.

Tình hình chiến lược

Cuối tháng 6/1954, cuộc chiến tranh Đông Dương đã đi đến hồi kết (1). Thất bại nặng nề của Pháp tại ĐBP, cùng với sự gia tăng số thương vong tương ứng theo từng năm kể từ khi chiến tranh bắt đầu năm 1946, đã rút hết ý chí tiếp tục chiến đấu của Pháp. Nước Pháp bắt đầu kêu gọi rút quân.

Chính phủ Việt Nam non trẻ tin rằng thắng lợi tại ĐBP chưa đủ để bảo đảm cho sự nhượng bộ mà họ mong muốn từ chính phủ Pháp (2). Do đó, mệnh lệnh đưa ra tiếp tục cuộc chiến đấu chống gây thương vong tối đa có thể cho quân Pháp. Máu của lính Pháp càng đổ nhiều ở VN, vị thế của đoàn đàm phán VN ở Geneva, Thụy Sĩ càng vững chắc.

Cứ điểm của quân Pháp ở An Khê là một trong những tiền đồn được rút bỏ sau sự kiện ĐBP. Trong nhiều trường hợp, dân thường và sĩ quan cao cấp di tản khỏi An Khê bằng máy bay, trong khi đại bộ phận binh sĩ Pháp di tản trong những đội hình thiết giáp dọc theo những con đường quốc lộ lộng gió uốn khúc ngang cao nguyên Trung phần. Một đoàn xe trong số đó là liên đoàn cơ động 100, một đơn vị hỗn hợp bộ-pháo đã chiến đấu với VM trên cao nguyên Trung phần trong suốt 1 năm. Tổn thất và mệt mỏi, và cả tự hào, binh lính của G.M.100 đang sẵn sang để về nhà khi họ rời bỏ cứ điểm ngày 24/6/1954. Phần lớn sẽ không bao giờ đạt được điều đó, sẽ chết trong một trận phục kích không lường trước dẫn tới sự xoá sổ của 1 đơn vị hùng mạnh một thời. Không phải là 1 trận đánh chủ chốt theo tiêu chuẩn của chiến tranh Đông Dương, cái chết của G.M. 100 được mô tả bởi giao tranh khốc liệt, và sụp đổ bởi sai lầm của những người chỉ huy đơn vị. Binh sĩ G.M.100 nằm trong số những chiến binh tốt nhất của quân đội Pháp, và đó là lí do một số người cuối cùng đã tới được Pleiku an toàn nhiều ngày sau trận phục kích.

Khu vực chiến sự

Nằm trên Tây Nguyên giữa tỉnh lị của Pleiku và Quy Nhơn, trên bờ biển Đông, An Khê là 1 cứ điểm quan trọng của Pháp. Do nó nằm gần những trục đường ít ỏi trên cao nguyên, quân Pháp có thể tuần tiễu khu vực bằng cơ giới và ngăn chặn các đơn vị VM khi họ định xâm nhập xuống phía nam (4)

Cuối tháng 6/1954, phát hiện VM đang trong tư thế mở cuộc tiến công lớn vào Tây Nguyên, và do không còn lực lượng dự bị để chống lại họ, Bộ chỉ huy Pháp ra lệnh rút bỏ An Khê. VM dự định tấn công quân Pháp đang rút chạy, đã triển khai bố trí để ngăn chặn đội hình quân Pháp khi họ đang tiến đến những điểm hội quân nằm rải rác trên đất VN.

Cuối tháng 6/1954 là mùa khô ở VN. Các trục đường dễ lưu thông, cho phép việc chuyển quân trên các đường quốc lộ diễn ra nhanh chóng. Đã ở VN trong suốt 1 năm, lính Pháp đã thích nghi với cái nóng thiêu đốt của mùa hè.

Địa hình đóng vai trò quyết định trong trận tiêu diệt G.M.100. Con đường giữa An Khê và Pleiku (quốc lộ 19) được bao bọc bởi cỏ voi (elephant grass) và rừng cây dày đặc che giấu hoàn hảo cho quân tấn công. Ở nhiều điểm dọc quốc lộ 19, địa hình núi đá tạo thành những hẻm núi chật hẹp, hạn chế rất nhiều việc cơ động lên cao. Đèo Mang Yang là điểm hội quân giữa G.M.100 và G.M.42, cách An Khê 20km. Đại tá Barrou coi con đèo là điểm then chốt.

Thành phần các bên

Các GM (liên đoàn cơ động) được thiết lập theo mô hình các lữ đoàn cơ giới hoá độc lập dựa trên các chiến đoàn (combat commands) của Mỹ trong WW2. GM thường bao gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh, cùng với các bộ phận thiết giáp hoặc tăng, công binh, thông tin và quân y, tổng cộng 3000-3500 quân. Các GM rất hiệu quả trong việc nhanh chóng tăng viện cho các vị trí ở đồng bằng, nhưng đồi núi và đầm lầy thịnh hành ở VN cản trở hoạt động của họ, giới hạn các GM ở những trục đường chật hẹp. Khả năng cơ động nhanh chóng của họ nhanh chóng trở thành gót chân Achilles, do các xe cơ giới không thể cơ động ở địa hình phức tạp (6.)

Lực lượng tham chiến của Pháp bao gồm:
- Liên đoàn cơ động 100 do đại tá Barrou chỉ huy.
- Đại đội chỉ huy của G.M.100 do đại uý Fievet chỉ huy.
- Trung đoàn Triều Tiên do trung tá Lajounie chỉ huy.
- Tiểu đoàn 1 Triều Tiên do thiếu tá Kleinmann chỉ huy.
- Tiểu đoàn 2 Triều Tiên do thiếu tá Guinard chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỗn hợp thuộc trung đoàn 43 bộ binh thuộc địa (Bataillon de March /43e Regiment d’Infanterie Coloniale) do thiếu tá Muller chỉ huy (từ đây sẽ gọi tắt là tiểu đoàn 43 – chiangshan).
- Tiểu đoàn 2, trung đoàn 10 pháo binh thuộc địa do thiếu tá Arvieux chỉ huy.
- Chi đội 3, trung đoàn 5 thiết giáp (Royale-Pologne) do đại uý Doucet chỉ huy.

Liên đoàn 100 là 1 đơn vị kì cựu với quân số trên giấy tờ là 843 lính cho mỗi tiểu đoàn bộ binh. Trung đoàn Triều Tiên đã chứng tỏ mình trong chiến đấu cùng với sư đoàn 2 bộ binh Mỹ ở Triều Tiên và tự hào mang Indian patch (Description: Huh) của đơn vị (7). Nhiều sĩ quan của nó đã tự hạ cấp để đi phục vụ ở Triều Tiên (Many of its officers had taken a reduction in rank to serve in the Coree). Tiểu đoàn thuộc địa 43 là 1 đơn vị hỗn hợp người VN và CPC đã chiến đấu tốt trong quá khứ (8.).

Có thể nói thêm là G.M.100 đã mệt mỏi sau những trận chiến đẫm máu và nhiều người xem cuộc rút quân này là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đã kết thúc với họ. G.M.100 được lãnh đạo tốt bởi các sĩ quan và hạ sĩ quan, ở cấp đại đội cũng như các cấp cao hơn. Đại tá Barrou là đã sớm nhận ra điểm yếu của liên đoàn cơ động dưới quyền mình khi ông viết trong nhật ký:

“Điểm yếu nhất là việc bảo vệ pháo binh và các cơ sở chỉ huy, thông tin khi phải để ra càng nhiều bộ binh càng tốt làm nhiệm vụ truy lung và tiêu diệt kẻ địch”. “Những thứ làm nên sức mạnh của GM là hậu cần và liên lạc cũng tạo ra những đòi hỏi khó khăn ở khu vực rừng núi khi mà đường xá rất ít và ở trong tình trạng tồi tệ” (9.)

Những điều ám ảnh đại tá, sau đó sẽ quyết định số phận đơn vị của ông. Đội ngũ lãnh đạo của G.M.100 rất mạnh, bao gồm các sĩ quan tận tuỵ và dày dạn không lạ lẫm gì với cuộc chiến ở VN. Có lẽ đây là một sự tưởng thưởng cho họ - những trung sĩ, trung uý, đại uý và thiếu tá của liên đoàn – là nhiều binh sĩ đã sống sót qua cuộc phục kích đẫm máu ở cây số 15.

Trung đoàn 803 VM

(Bọn Tây nhầm hết về phiên hiệu đơn vị của ta. Đánh trận này là trung đoàn 96 (thiếu 1d) của cụ Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà) và 1d của trung đoàn 120 – chiangshan).


Trung đoàn 803 VM đã chiến đấu chống lại người Pháp trên Tây Nguyên trong 2 năm và đã bắt binh sĩ G.M.100 trả giá đắt từ tháng 2/1954 trong những trận phục kích và pháo kích bằng súng cối vào An Khê. G.M.100 đã đáp lại điều đó ở Dak Ya-Ayun trong tháng 3 (It was a price that G.M. 100 had paid in kind at Dak Ya-Ayun in March). Có vẻ phù hợp là 2 tháng sau trung đoàn 803 sẽ là người thực hiện trận phục kích đánh dấu sự cáo chung của đơn vị Pháp này.

Không rõ về các chỉ huy trung đoàn 803. Không có báo cáo nào về tên các sĩ quan trung đoàn hay tiểu đoàn, đối với họ là cuộc chiến để giữ bí mật. VM thắng các trận đánh với tổn thất lớn về người và do đó, nhiều sĩ quan không sống sót qua trận đánh. Một binh nhì trong trận chiến đấu rất có thể sẽ đảm nhiệm vị trí chỉ huy của trung sĩ hay trung uý trong trận tiếp theo. Đấu tranh vì tự do và sự giải phóng, VM không đề cao cá nhân mà chiến đấu theo tập thể. Cơ cấu lãnh đạo của VM khác với người Pháp, nhưng đủ hiệu quả. Có nhiều sĩ quan chính trị trong quân đội VM, các chính trị viên thường kết hợp với các sĩ quan và hạ sĩ quan lãnh đạo binh sĩ Việt trung thành với lý tưởng CS./.

                                                                                                                  LÊ HỮU PHONG - SƯU TẦM

Các tin khác