Tuyên truyền phóng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

12/04/2022

TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
          I. TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG - HẬU QUẢ
          1. Tảo hôn: Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể: nữ chưa đủ từ 18 tuối trở lên và nam chưa đủ từ 20 tuổi trở lên mà đã lấy vợ hoặc lấy chồng là tảo hôn, trái với quy định của pháp luật.
          * Hậu quả của tảo hôn  
          - Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm, sinh lý nhất là các em gái; khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm khi còn thiếu kiến thức sẽ không đảm bảo được vai trò làm mẹ, khủng hoảng về tâm lý, ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và nhiều di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe mẹ và con, trẻ sinh ra nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, dễ bị tử vong ở lứa tuổi từ 1- 5 tuổi.
          - Đối với nam giới do chưa phát triển đầy đủ về thế chất, tâm, sinh lý khi phải làm cha sớm, suy thoái giống nòi, giảm chất lượng dân số.
          - Nhiều trường họp do bị ép gả lấy chồng, lấy vợ sớm, đôi nam nữ không được tìm hiểu, sinh buồn chán, bế tắc dẫn đến tiêu cực, ly hôn, ly thân, bỏ đi khỏi địa phương, sa vào tai tệ nạn xã hội, có trường hợp tìm cái chết bằng tự tử...
          - Do lấy vợ, lấy chồng sớm không có điều kiện học tập, nâng cao trình độ kiến thức và kinh nghiệm sống, không tiếp cận được với các tiến bộ KHKT, mất cơ hội tìm kiếm việc làm.
          - Tảo hôn cũng là nguyên nhân của đói nghèo, trẻ em thất học do cặp vợ chồng trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, thiếu vốn, cuộc sống gặp nhiều khó khăn cả vật chất và tinh thần, gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.
          2. Hôn nhân cận huyết thống:
           Là hình thức hôn nhân giữa người nam và người nữ trong cùng thân tộc, họ hàng có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha (Hôn nhân có cùng dòng máu trực hệ)
          Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì những người có quan hệ thân tộc trong phạm vi 3 đời không được lấy nhau: Đời thứ nhất: Cha, mẹ; đời thứ hai: Anh em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba: Anh chị em con chú, con bác, con cô con cậu con dì.
          * Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống.
          - Con sinh ra hay mắc các bệnh di truyền và dị tật như:
          + Sức đề kháng kém, hay mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch.
          + Bệnh mù màu (không phân biệt được màu sắc).
          + Bệnh down (đao), đần độn do thiểu năng trí tuệ.
          + Còi cọc, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, giảm tuổi thọ.
          + Hay mắc bệnh bạch tạng, bệnh da vảy nến, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, nguy cơ tử vong rất cao.
          Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả một dòng họ, một dân tộc.
          - Là gánh nặng của gia đình và xã hội:
          + Nhìn nhận ở góc độ xã hội thì hôn nhân cận huyết là trái với quy định của pháp luật, vì vậy những cặp hôn nhân không được pháp luật thừa nhận luôn có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin trong hòa nhập với cộng đồng.
          + Về góc độ gia đình khi có đứa trẻ sinh ra bị dị tật hoặc phát triển không bình thường thì cha, mẹ, họ hàng thân tộc đều chung tâm trạng ái ngại, buồn chán, tốn kém trong nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa trị mà không mang lại tương lai gì tốt đẹp, không duy trì được giống nòi, bản thân trẻ sinh ra không được bình thường trở thành gánh nặng cho gia đình.
          IINGUYÊN NHÂN TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG.
          1. Nguyên nhân khách quan:
          - Thứ nhất: Do ảnh hưởng của những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu: Đã ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đông bào các dân tộc thiếu số; cụ thể:
          * Về tảo hôn: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn còn nặng về phong tục, tập quán; việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong dòng họ, cha mẹ hai bên nam, nữ (thủ tục làm lý) và sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm công nhận, các gia đình thường dựng vợ gả chồng cho con từ rất sớm (15 - 17 tuổi, thậm chí 13- 14 tuổi). Vì chưa đủ tuổi theo luật định nên việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó sinh ra lẩn tránh hoặc lách luật dưới nhiều hình thức khác nhau như cưới chui, làm lý cúng tổ tiên bỏ qua cưới, chờ đủ tuổi đến chính quyên đăng ký và khai sinh cho con, hoặc khai sinh cho con không khai bố...
          + Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hứa hôn, sớm có chỗ cho con thành vợ, thành chồng.
          + Tục lệ bắt vợ, tục “nối dây”, dẫn đến cưỡng ép hôn nhân sớm.
          + Lấy vợ lấy chồng sớm để có thêm lao động, để có con đàn cháu đống, bậc cha mẹ sớm được lên chức ông, bà... Nữ sớm có chỗ dựa (không sợ ế), nam lấy vợ sẽ nhanh chóng trưởng thành trụ cột, sớm ra ở riêng vì còn đông em trong nhà...
          + Học sinh sau khi học, cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn, tư tưởng các bậc phụ huynh và học sinh bỏ học về đi lao động và lấy vợ, lấy chồng để ổn định cuộc sống...
          * Về hôn nhân cận huyết thống:
          + Quan niệm cứ khác họ là lấy nhau được, vì vậy con anh, con cô, con chị, con dì ở ngay đời thứ 2, thứ 3 lấy nhau thành vợ, chồng còn khá phổ biến.
          Tục lệ thách cưới cao dẫn đến quan niệm kết hôn trong họ tộc sẽ thách cưới ít hơn và để lưu giữ tài sản trong gia đình dòng họ, không mang của cải đi, hoặc chia của cải sang họ khác.
          + Quan niệm trong họ hàng lấy nhau, được gia đình, bố mẹ, con cái hai bên đùm bọc, thương yêu, dễ bảo ban nhau hơn...
          + Nhiều cộng đồng dân tộc sống khép kín trong địa bàn một xã, hoặc 1 thôn ở vùng cao, ít giao tiếp ra bên ngoài, thanh niên lớn lên lấy vợ, lấy chồng quanh quẩn ngay trong dòng tộc...
          + Do đông con nhiều cháu, biết có họ hàng gần, nhưng vì lý do các cặp con cháu yêu nhau, trót lỡ rồi nên bố mẹ, họ hàng đành phải chấp nhận...
          - Thứ hai: Do tác động, ảnh hưởng của sự phát triền xã hội và lối sống thời hiện đại.
          - Thực tế cuộc sống hiện nay, khi đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần ngày càng được nâng cao, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại di động, băng, đĩa hình và các văn hóa phẩm độc hại đã tác động đến quan niệm sống tự do của lớp trẻ, không còn giữ gìn thuần phong mỹ tục theo quan niệm đạo đức xưa. Vì vậy trai, gái dễ gần gũi như vợ chồng và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm. Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vừng dân tộc thiếu số.
          2. Nguyên nhân chủ quan.
          - Thứ nhất: Do trình độ dân trí và ỷ thức pháp luật của người dân còn hạn chế:
          Thực tế cho thấy phần lớn trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đều rơi vào đối tượng ở vùng cao, thanh niên, phụ nữ ít học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu thốn khó khăn, một số trường hợp cả các bậc cha mẹ và con cái biết vi phạm nhưng vẫn cố ý lách luật.
          - Thứ hai: Công tác tuyên truyền còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
          Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đã được chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan pháp luật quan tâm, nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế, công tác tổ chức tuyên truyền ở cơ sở chưa được thường xuyên, hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa sâu rộng, thiếu sắc bén, thiếu kỹ năng, nặng về hình thức răn đe, thiếu cảm hóa, thuyết phục, thiếu đội ngũ làm công tác tuyên truyền là người địa phương nên việc đưa thông tin pháp luật đến với vùng đồng bào dân trí thấp, không biết chữ, chưa thông thạo tiếng phố thông không mang lại hiệu quả.
          - Thứ ba: Do nhữnng bất cập, hạn chế trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các quy định pháp luật liên quan.
          Chế tài xử phạt chưa đủ răn đe, hình thức chủ yếu dừng lại ở mức xử lý là nộp phạt hành chính (Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức phạt áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điều 58... ở mức từ 1.000.000đ – 3.000.000 đ). Gia đình và các cặp tảo hôn sẵn sàng thực hiện nộp phạt và coi như đã xong, sau đó vê sống chung thành vợ chồng...
          Về các trường hợp cấm kết hôn, hủy kết hôn trái pháp luật giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không có tính khả thi khi áp dụng thực tế ở vùng dân tộc thiểu số, khi họ hàng, hai bên gia đình đồng ý cho các cặp có họ lấy nhau thì chính quyền, các tổ chức đoàn thể chưa có biện pháp can thiệp rõ ràng.
          - Thứ tư: Sự can thiệp từ phía chính quyên địa phương đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết.
          Việc cải tạo, loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng ra khỏi đời sống xã hội vùng dân tộc thiếu số chưa đạt được hiệu quả cao có nguyên nhân rất quan trọng là do sự can thiệp thiếu mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở, thực tế cho thấy cán bộ thực thi pháp luật ở cơ sở đều ngại va chạm với loại hình vi phạm này, chủ yếu tập trung vào việc xử phạt hành chính và không cho đăng ký kết hôn, khi họ cố tình đến ở với nhau thì chính quyền lại thụ động, lúng túng, không giải quyết triệt để. (Không muốn mất lòng, mất uy tín vì bản thân cũng là một công dân sống cùng trong cộng đồng đó...).
          Về ý thức, không chỉ những người dân mà cả cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã, phường ở một số nơi cũng đồng tình tiếp tay, vẫn đến dự đám cưới tảo hôn, có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra ngay trong gia đình, dòng họ cán bộ, Đảng viên.
          Tâm lý sợ mất thành tích thi đua dẫn đến che giấu cho việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn khá phố biến ở cơ sở.
          Việc sửa đổi quy ước, hương ước thôn, bản, dòng họ chưa kịp thời, đến nay vẫn còn nhiều nơi quy định phạt tảo hôn bằng vật chất (lợn, gà, rượu..) sau đó tố chức ăn uống như kiểu liên hoan để công nhận cho họ, vô hình gây phản tác dụng giáo dục.
Một số huyện chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
          - Thứ năm: Vai trò của Mặt trận Tô quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở hoạt động còn hạn chế, khó khăn:
          Qua khảo sát thực tế cơ sở cho thấy, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ về cơ bản đều nắm được các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn, nhưng thiếu chủ động trong vai trò phối hợp giáo dục, thuyết phục, vận động, chưa tạo được phong trào mạnh mẽ trong quần chúng về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

 

 

TÀI LIỆU HỎI – ĐÁP
PHỤC VỤ CHO TUYÊN TRUYỀN TRỰC TIẾP TẠI THÔN, LÀNG

          Câu 1. Tảo hôn là gì?
          TRẢ LỜI:
          Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (điếm a, khoản 1 Điểu 8 Luật HN-GĐ năm 2014: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên; Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên).
          Câu 2. Tảo hôn mang lại những hậu quả gì?
          TRẢ LỜI:
          Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ trẻ em.
          Nảy sinh nhiều mâu thuẫn gia đình do hôn nhân không có tình yêu.
          Làm suy giảm chất lượng dân số, suy thoái giống nòi.
          Hạn chế sức lao động.
          Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
          Vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
          Câu 3. Pháp luật xử lỷ như thế nào khỉ có trường hợp tảo hôn xảy ra?
          TRẢ LỜI:
          Người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước hết, khi có hành vi vi phạm, người tảo hôn và người tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt theo quy ước thôn, bản nơi mình sinh sống.
          Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:
          1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
          2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
          Đồng thời, người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi tố chức tảo hôn mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn theo quy định tại Điều 183, Bộ Luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
          Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đống đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
          Câu 4. Thế nào là những người có cùng dòng máu về trực hệ?
          TRẢ LỜI:
          Khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhan và gia đình năm 2014 quy định: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
          Câu 5. Thế nào là những người cỏ họ trong phạm vi ba đời?
          TRẢ LỜI
          Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha, mẹ là đời thứ nhất, anh, chị cùng cha, mẹ cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
          Câu hỏi 6: Thế nào là hôn nhân cận huyết thống?
          TRẢ LỜI    
          Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ hàng thân thuộc trong phạm vi ba đời.
          Câu 7: Hôn nhân cận huyết thống gây ra hậu quả gì cho gia đình và xã hội?
          TRẢ LỜI:
          Hôn nhân cận huyết thống gây ra hậu quả xấu đối với gia đình và xã hội, đó là:
Con sinh ra hay mắc các bệnh di truyền và dị tật như: Sức đề kháng kém, hay mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch; Bệnh mù màu (không phân biệt được màu sắc); Bệnh down (đao), đần độn do thiểu năng trí tuệ; Còi cọc, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, giảm tuổi thọ; Hay mắc bệnh bạch tạng, bệnh da vảy nến, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, nguy cơ tử vong rất cao.
          Là gánh nặng của gia đình và xã hội:
          Làm suy giảm chất lượng dân số, suy thoái giống nòi
          Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
          Vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng
          Câu 8. Thế nào là cản trở kết hôn, ly hôn?
          TRẢ LỜI:
          Theo khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
          Câu 9: Xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời hoặc có dòng máu trực hệ như thế nào?
          TRẢ LỜI
          Khoản 35 Điều 1, Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bố trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, họp tác xã quy định:
          Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.0000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
          Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
          Câu 10: Xử lý việc chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định như thế nào?
          TRẢ LỜI
          Theo khoản 7, Điều 3 Luật HNGĐ năm quy định: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
          Chung sống với nhau như vợ chồng dưới tuổi luật định (Hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng; một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định) là hành vi tảo hôn và vi phạm pháp luật. Hai bên nam nữ không được công nhận là quan hệ vợ chồng.
          Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Tùy vào tính chất và mức độ mà hành vi tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
          Câu 11. Bạo lực gia đình là gì?
          TRẢ LỜI:
          Bạo lực gia đình là hành vi cô ý của thành viên gia đình gây tôn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đói với thành viên khác trong gia đình.
          Câu 12. Có bao nhiêu hình thức bạo lực gia đính?
          TRẢ LỜI:
          Có 4 hình thức bạo lực gia đình chủ yếu gồm:
          - Bạo lực về thân thể;
          - Bạo lực về kinh tế;
          - Bạo lực về tình dục;
          - Bạo lực về tinh thần.
          Câu 13: Người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
          TRẢ LỜI
          - Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
          - Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
          - Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
          - Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy đinh của pháp luật.
          Câu 14. Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền như thế nào theo quy định của pháp luật?
          TRẢ LỜI
          Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thấm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hơp pháp khác của mình.
          Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.
          Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
          Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này.
          Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
          Câu 15. Nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật?
          TRẢ LỜI
          Nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tố chức người có thấm quyền khi có yêu cầu.
          Câu 16: Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong phòng, chong bạo lực gia đình?
          TRẢ LỜI
          Cá nhân: có trách nhiệm chấp hành pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bĩnh đẳng giới, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức.
          Gia đình: có trách nhiệm giáo dục thành viên gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, hòa giải mâu thuẫn, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, phối họp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp khác phòng, chống bạo lực gia đình.
          Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tham gia phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ: 
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: thôn Tân phú, xã Đăk DJRăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.839.302
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693.839.302
1478004004_Mail.png  Email: @gialai.gov.vn

contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Ban biên tập: Cổng thông tin huyện Mang Yang
Chịu trách nhiệm chính: Bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 12/GP-TTĐT ngày 29/11/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông