Giới thiệu > Quá trình hình thành và Phát triển
quatrinhhinhthanhphattrien.png

1. Vị trí địa lý:
             Xã Đăk Trôi cách trung tâm hành chính của huyện Mang Yang gần 50 km về phía nam; Phía đông giáp Kon Chiêng, phía tây giáp huyện Chư sê; Phía nam: giáp với xã Hbông và xã Ayun – Huyện Chư Sê; Phía bắc: giáp với xã Kon Thụp và xã Kon Chiêng. Có diện tích tự nhiên là 7443,9 ha, diện tích đất nông nghiệp là 2.533 ha, đất rừng phòng hộ là 4462,68 ha, còn lại là đất khác.
              Chủ yếu là đồi núi, độ dốc ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
              2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu:
            Xã Đăk Trôi có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi xen kẽ giữa thung lũng, độ dốc lớn. Đăk Trôi nằm ở phía tây dãy Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Nguyên. Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn Gia Lai, có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa thường đến muộn và bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa phân bổ không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa do đó thường gây ra hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.
          - Nhiệt độ trung bình năm: 250C.
          - Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 -5: 320C.
          - Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 11: 120C.
          - Lượng mưa trung bình năm: 1.225mm.
          - Độ ẩm bình quân năm: 80%.
          Xã Đăk Trôi chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió Đông Nam và gió Tây Nam. Gió Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 8 đến tháng 10.
           3. Hành chính:
           Xã Đăk Trôi gồm có 3 làng: Đak Bớt, Đak Bêt, Tơ Bla.
           4. Lịch sử:
          Nguồn gốc tên gọi của xã Đăk Trôi bắt nguồn từ xã Đak Bớt, huyện Đak Đoa () chia tách thành 2 xã Đăk Trôi và Đê Ar thuộc huyện Mang Yang (ngày nay).  Đăk Trôi là một xã nằm ở phía nam của huyện Mang Yang, là một xã có điều kiện kinh tế khó khăn nhất huyện.
          Đăk Trôi được thành lập vào ngày 19 tháng 10 năm 1993. Từng là cái nôi cách mạng và được phong tặng xã anh hùng năm 2000.  
           5. Đặc điểm dân số, tôn giáo:
          Đến ngày 30/4/2019 toàn xã có 651 hộ với 2896 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào dân tộc Bahnar, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Ba na, kinh, tày, dao, mường, nùng cùng nhau sinh sống.
          Tổng số lao động toàn xã là 1.268 lao động, số lao động của xã qua đào tạo là 228 lao động chiếm 18% với tổng số lao động của xã.
          Đăk Trôi là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, do đó đời sống nhân dân trong toàn xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đến nay toàn xã có 245 hộ nghèo với 1034 nhân khẩu, chiếm 39,6 %  số hộ trong xã. Kinh tế toàn xã gặp nhiều khó khăn vì người dân ở đây chủ yếu bằng nông nghiệp. Do tập quán canh tác theo mùa vụ nên chưa phát huy hết tiềm năng lao động của địa phương, thu nhập bình quân theo đầu người khoảng 18,5 triệu đồng/người/năm.
          Cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
          Tính đền thời điểm hiện nay: Toàn xã Đăk Trôi có 02 tôn giáo khác nhau: Công giáo và phật giáo, trong đó nhiều nhất: Công  giáo có 12 hộ, 37 khẩu; Phật giáo: 01 hộ, 01 khẩu.
          6. Kinh tế:
          Những năm qua nhờ  sự đầu tư của các chương trình dự án và sự chỉ đạo và hướng dẫn của các ban ngành, các cấp. Nhân dân đã biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi (từ cây lúa, ngô giống địa phương, chuyển sang sử dụng các giống ngô lai, mì cao sản và các loại giống hoa màu khác). Đặc biệt là trồng cây tiêu, bời lời, chanh dây, cao su tiểu điền để phát triển kinh tế góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
           7. Giao thông, thủy lợi:
          Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, phát triển đồng bộ, đến nay các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được cứng hóa 100%; các tuyến nội thôn, làng đã được cứng hóa 70%, đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa; đường đến các khu sản xuất được cứng hóa 50% và đã đang tiếp tục được đầu tư cứng hóa để  thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nông sản của nhân dân.
          Hệ thống thủy lợi đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động của sản xuất nông nghiệp, diện tích cây trồng được tưới tiêu chủ động là 94%. Ngoài ra còn đáp ứng đủ nhu cầu dân sinh và phòng chống thiên tai tại chỗ theo chuẩn quy định.
          8. y tế & giáo dục:
          - Y tế: Những năm gần đây trạm y tế xã đã từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng .
          - Giáo dục: Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 5 năm 2019, trên địa bàn xã có 01 trường Trung học cơ sở và Tiểu học; có 01 trường mẫu giáo trong đó: 01 trường chính và 05 phân hiệu ở các làng. Nền giáo dục trên địa bàn xã cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ .
           9. Nền văn hóa dân tộc:
           Xã Đăk Trôi còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Ba na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

hoavan.png

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ: 
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Làng Đăk Bớt, xã Đăk Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.839.302
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693.839.302
1478004004_Mail.png  Email: @gialai.gov.vn

contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Ban biên tập: Cổng thông tin huyện Mang Yang
Chịu trách nhiệm chính: Bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 12/GP-TTĐT ngày 29/11/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông