Giới thiệu > Thành tựu giai đoạn 2015-2020

ttgd.png

1. Về lĩnh vực kinh tế
1.1. Về nông nghiệp
Tổng diện tích các cây trồng năm 2015 là 2.637 ha, đến năm 2020 là 2.766 ha, tăng 129 ha; trong đó, diện tích lúa Đông – Xuân được 113 ha, đạt 86,5% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đề ra, lúa nước vụ mùa từ 180 ha lên 200 ha, tăng 20 ha, đạt 111,1% KH, lúa cạn vụ mùa từ 70 ha giảm xuống còn 61 ha, đạt 87,1%, mỳ cao sản từ 350 giảm xuống còn 335 ha, đạt 95,7%, Ngô 10 ha giảm xuống còn 5 ha, Lạc 05 ha, Gừng 08 ha. Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày từ 1.860 ha năm 2015 lên 2.023,4 tăng 163,4 ha; trong đó; cây tiêu từ 78,8 ha tăng lên 140, đạt 177, 6% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đề ra; cây cà phê từ 100,2 ha lên 170 ha, tăng 69,8 ha, đạt 169%KH; cây cao su từ 37,8 ha giảm xuống còn khoảng 12 ha, cây bời lời 1.395/1644 ha KH đạt 84,8% KH. Cây ăn quả các loại tăng 300 ha, Cây Điều tăng 12,4 ha, diện tích trồng rừng mới tăng 18,28 ha. Đạt được những kết quả trên là do BCH Đảng bộ xã đã có nhiều nỗ lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công các ban ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh lao động sản xuất.
Mặt khác, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND, cùng các ban ngành chuyên môn của huyện trong việc hỗ trợ và cung cấp các loại giống năng xuất cao, tranh thủ nguồn vốn vay,... Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý và phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương nên các loại giống mới có năng xuất, giá trị kinh tế cao được người dân ưu tiên đưa vào sản xuất.
          Nhìn chung các sản phẩm nông sản đã thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng đều hàng năm và đạt 1.640 tấn năm 2019, bình quân lương thực đầu người đạt 317kg/người/năm (tăng 55kg so với năm 2015).
Tổng đàn gia súc, gia cầm trong năm 2015 là 8.012 con, hiện có: 9.073 con; tăng 113% so với chỉ tiêu Đại hội XVI đề ra. Trong đó: gia cầm các loại: 5.960 con, heo 1.490 con, bò 1.385 con, dê 210 con, trâu 28 con. Khai thác tốt diện tích thảm thực vật rừng trong phát triển chăn nuôi, ý thức người dân ngày càng được nâng cao trong việc trồng, tích trữ thức ăn cho gia súc, góp phần vệ sinh môi trường, 100% các thôn làng sử dụng chuồng trại trong chăn nuôi, hạn chế thả rông, gắn với việc tiêm phòng định kỳ nên đàn gia súc phát triển ổn định, trong nhiệm kỳ không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.
1.2. Kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
Thực hiện hướng dẫn của cấp trên về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Lơ Pang đạt 9/19 tiêu chí, cụ thể: tiêu chí số 1, số 3, số 4, số 7, số 8, số 12, số 15, số 16 và số 19, tăng 04 tiêu chí so với đầu nhiệm kỳ, đạt 90% KH đề ra.
1.3. Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương
+ Triển khai thực hiện quy hoạch đã được duyệt trên địa bàn. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2017-2027.
+ Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:  Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua hệ thống cơ sở hạ tầng của xã luôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, giao thông nông thôn được cứng hóa đến 7/7 thôn làng, đã tạo điều kiện giao thương ngày càng tốt hơn, các công trình trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Từ năm 2015 đến năm 2019 triển khai xây dựng với tổng số 29 công trình, tổng vốn đầu tư: 19.403.366.875 đồng. Cụ thể các nguồn sau:
          - Chương trình 755, gồm 01 công trình, số vốn 300.000.000 đồng.
          - Chương trình Nông thôn mới, 15 công trình, số vốn 6.340.270.875 đồng.
          - Chương trình 135, gồm 5 công trình, số vốn 3.722.983.000 đồng.
          - Chương trình Dự án Giảm nghèo KVTN gồm 9 công trình, số vốn 7.257.333.000 đồng.
1.4. Hoạt động tài chính, ngân sách
Là xã đặc biệt khó khăn, hầu hết người dân sống bằng nông nghiệp, các loại hình dịch vụ chậm phát triển nên nguồn tài chính của xã chủ yếu dựa vào ngân sách của cấp trên trợ cấp, tỷ lệ thu cân đối trong nhiệm kỳ luôn đạt và vượt kế hoạch để đảm bảo cho các hoạt động tại địa phương.
          2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
          2.1. Về giáo dục
Giáo dục tiếp tục đầu tư và có nhiều bước phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Hiện nay xã có đầy đủ 3 cấp học gồm: Mầm non, Tiểu học và PTBTTHCS. Số lượng học sinh đúng độ tuổi đến trường năm 2015 là 1.176 em, đến năm 2019 là 1.319 em. Duy trì sỹ số học sinh Mẫu giáo và Tiểu học đạt trên 90%, học sinh cấp 2 đạt trên 80%. Tiếp tục duy trì  phổ cập  giáo dục ở các bậc học; phổ cập giáo dục Mầm non hàng năm đạt 100 %, Tiểu học đạt trên 95%, trung học cơ sở đạt trên 85 %. Những năm qua chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên đáp ứng được yêu cầu về sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới. Thành lập Trường PTDT bán trú THCS tại địa phương, hoàn thành xây dựng trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
          2.2. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao
Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận các thôn làng đến tận từng người dân qua các buổi họp làng và qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người nhân dân ngày càng được nâng lên.
Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, văn nghệ được chú trọng xây dựng, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu giữa các thôn làng, cơ quan vào dịp các ngày lễ lớn của đất nước và các lễ hội truyền thống của địa phương. Các đội Cồng chiêng tại các làng hoạt động có hiệu quả nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Công tác xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được đẩy mạnh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia. Tỷ lệ gia đình văn hóa 831/1101hộ đạt 75,4% gia đình văn hóa và 5/7 làng văn hóa. Các thôn làng đều xây dựng Hương ước, Quy ước, hầu hết các hộ dân trên địa bàn xã đều có các phương tiện truyền thông để cập nhật tình hình thời sự trong nước và của địa phương.
Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà rông ở các thôn làng được đầu tư duy trì, hoạt động đúng mục đích. Hệ thống loa truyền thanh của xã hoạt động thường xuyên, ổn định, đảm bảo thời lượng phát sóng.
            2.4. Thực hiện các chính sách xã hội
Thường xuyên quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công cách mạng, gia đình liệt sỹ, các thương bệnh binh. Tiếp tục triển khai, rà soát, bổ sung hồ sơ người có công cách mạng và những người tham gia kháng chiến đề nghị giải quyết chế độ, chi trả chế độ đủ và đúng đối tượng theo quy định.
Công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức, lồng ghép nhiều nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội huyện, nguồn vốn từ các chương trình, dự án đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Tính đến ngày 31/12/2019 tổng dư nợ của các Ngân hàng trên địa bàn là 36.461 triệu đồng với 1.629 lượt hộ vay. Tỷ lệ hộ nghèo còn 20,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ  21,2 triệu đồng năm 2015 lên 25,5 triệu đồng năm 2019.
2.5. Công tác dân số, gia đình và trẻ em
Dân số toàn xã tính đến ngày 30/9/2019 là 1.101hộ/5.172 khẩu, so với năm 2015 là 986 hộ/4.614 khẩu, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,7%, trẻ em suy dinh dưỡng năm 2015 là 29,2 % giảm xuống còn 25% năm 2019.
Công tác truyền thông dân số được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam được các cấp, các ngành quan tâm đã kịp thời động viên, chia sẽ cả về vật chất, tinh thần.
3. Về công tác quốc phòng - an ninh
          3.1. Nhiệm vụ công tác Quốc phòng – Quân sự địa phương
Luôn xác định nhiệm vụ quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và được triển khai một cách toàn diện, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị  và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Coi trọng, củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác phát triển đảng viên, đoàn viên trong các lực lượng được quan tâm. Tổng số dân quân của xã là 72 đồng chí, chiếm 1,39 % so với tổng dân số toàn xã; trong đó: Dân quân là đoàn viên 40 đồng chí, chiếm 16,1% so với tổng số đoàn viên toàn xã, Dân quân là đảng viên 16 đồng chí, chiếm 9,35 % so với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ xã. Huấn luyện dân quân hàng năm luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng, giao quân đạt 100% chỉ tiêu, tổ chức thực hiện nghiêm quy định về SSCĐ, cử cán bộ, dân quân tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng- an ninh do cấp trên mở. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
3.2. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Xác định xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc” vững mạnh là điều kiện đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội nên toàn Đảng bộ tích cực xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc đồng thời phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; gắn việc xây dựng các phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” với vận động thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Đặc biệt “Phong trào 3 không về ANTT”- “Không để Fulro, tin lành Đêga móc nối hoạt động; Không để tôn giáo tuyên truyền, phát triển đạo trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Không để tập tục lạc hậu khôi phục phát triển, nhân dân tự giải quyết các mâu thuẫn xảy ra ở cơ sở” đã được xây dựng và triển khai tại 7/7 làng và trở thành phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” trong toàn xã.
Hướng dẫn cho nhân dân ký cam kết thực hiện kiên quyết không bao che, tiếp tay với các biểu hiện vi phạm, chống đối để tái hoạt động của tà đạo “Hà mòn” và bàn biện pháp xử lý nghiêm những người vi phạm Hương ước, Quy ước của làng.
Tập trung đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phát huy tốt phong trào“Toàn dân bảo vệ an ninh, tổ quốc”. Tình hình an ninh nông thôn luôn ổn định, các vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân đã được giải quyết ổn định, triệt để ngay từ cơ sở không để xảy ra tình trạng giải quyết kéo dài, gây bất ổn, năm 2017 được UBND huyện công nhận xã đạt chuẩn về an ninh trật tự.
3.3. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo
- Công tác tiếp dân: Được cấp ủy Đảng, HĐND, UBND quan tâm triển khai thực hiện duy trì nề nếp, đầy đủ thành phần, đúng quy trình, quy định của Luật tiếp công dân. Thực hiện tốt việc tiếp xúc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong việc tổ chức tiếp công dân; Ban hành quy chế tiếp công dân, nội quy tiếp công dân; Thành lập Tổ tiếp công dân; công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Tiến hành thực hiện tiếp công dân theo định kỳ vào ngày thứ 6 hàng tuần và ngày 15 hàng tháng.
- Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân được thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến tích cực ngay từ cơ sở hạn chế khiếu nại, khiếu kiện đông người, vượt cấp. Trong nhiệm kỳ không có tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
3.4. Công tác tư pháp
Công tác cải cách tư pháp được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tăng cường. Hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải có sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Năm 2016, được UBND huyện công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phối hợp với Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp huyện tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các thôn làng trên địa bàn xã, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tổ chức được 32 cuộc  tuyên truyền, với 5.780 lượt người dự, cấp 2.069 cuốn tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí cho nhân dân.
3.5. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, không lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, không chặt phá, khai thác gỗ trái phép, thực hiện các biện pháp về quản lý bảo vệ rừng nhất là phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
* Công tác giao đất, giao rừng cho UBND xã và cộng đồng các làng quản lý:
- UBND xã quản lý: 522,40 ha.
- Cộng đồng làng Chưp: 78,71 ha.
- Dự án KFW10 giao cho Cộng đồng 03 làng quản lý 924,49 ha (Alao: 310,95 ha, Đak Hlah-T’rah: 331,39 ha, Hlim: 203,44 ha).
UBND xã ban hành Quyết định kiện toàn Tổ công tác 12 của xã gồm có 10 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thành lập 01 tổ xung kích cán bộ xã với 28 người tham gia, thành lập 04 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn làng có 40 người tham gia; đồng thời giao cho Kiểm lâm địa bàn, Công an, BCH Quân sự xã và các thành phần có liên quan thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.
3.6. Công tác xây dựng chính quyền - Cải cách hành chính
Hoạt động của HĐND, UBND được đổi mới về cả nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, đặc biệt đã dành nhiều thời gian cho thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp đúng quy định; những kiến nghị của cử tri và nhân dân được phản ánh kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hầu hết đại biểu HĐND các cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trước Đảng, trước dân, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Ủy ban nhân dân các cấp đã bám sát nhiệm vụ của cấp uỷ, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng ủy,  HĐND, có nhiều giải pháp tích cực để tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Chất lượng  đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên. Chính quyền cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm.  
Công tác cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân đúng quy định, nâng cao chất lượng và sự hài lòng của người dân, xây dựng và thực hiện hiệu quả bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, các thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý theo đúng quy trình đạt tỷ lệ giải quyết 100% TTHC, không xảy ra trường hợp thủ tục hành chính trễ hẹn theo quy định.
4. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
4.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Thực hiện quán triệt nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng  pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên. Gắn với việc xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với tinh thần nghị quyết TW4 khóa XI về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; qua đó giúp cho từng cán bộ, đảng viên luôn tự trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng của mình theo tấm gương, đạo đức của Bác và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý, giám sát đảng viên cả về mức độ hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng nhân dân ở nơi công tác và nơi cư trú. Việc triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề hang năm mỗi cán bộ, đảng viên, công chức đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, không ngừng tự rèn luyện, trau dồi để ngày càng hoàn thiện, nêu cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê các quan điểm, luận điệu sai trái, thực dụng, cơ hội trong toàn hệ thống chính trị.
4.2. Công tác tổ chức cán bộ và phát triển đảng viên
Đây là nhiệm vụ quan hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến sự hoạt động của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020, cấp ủy Đảng đã tập trung rà soát, sắp xếp bộ máy tổ chức, cán bộ của xã phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là phân công cấp ủy viên phụ trách các lĩnh vực trọng yếu, tăng cường cán bộ phụ trách các làng yếu về kỹ năng quản lý. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, tạo sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên, hoạt động của HĐND, UBND, Mặt trận và các đoàn thể đã có sự chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung mà Đại hội lần thứ XVI đã đề ra.
 Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Do vậy hàng năm đều tổ chức rà sóat, bổ sung quy hoạch theo từng chức danh. Đồng thời cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng thông qua các hình thức như: Bồi dưỡng quản lý Nhà nước 06 đồng chí, 04 đồng chí tham gia các lớp SCCT, 05 đ/c học trung cấp lý luận chính trị (02 đồng chí đang học) và nhiều đồng chí tham gia bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn về chuyên môn,... nên trình độ của cán bộ, đảng viên được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. 
Công tác phát triển đảng viên được chú trọng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình theo quy định của Điều lệ Đảng và các hướng dẫn của cấp trên, tỷ lệ bình quân phát triển đảng viên hàng năm đạt 100% (đầu nhiệm kỳ có 127 đến nay có 178 đảng viên, phát triển được 51 đảng viên mới). Công tác đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên được triển khai nghiêm túc, đúng quy trình. Kết quả hàng năm có trên 80% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 100% Đảng viên hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, không có đảng viên yếu kém, có 4/7 làng đã bố trí Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, đạt 57,1%. Từ năm 2015 đến nay Đảng bộ luôn đạt mức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

hoavan.png

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ: 
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Làng HLim, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.839.302
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693.839.302
1478004004_Mail.png  Email: @gialai.gov.vn

contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Ban biên tập: Cổng thông tin huyện Mang Yang
Chịu trách nhiệm chính: Bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 12/GP-TTĐT ngày 29/11/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông