Giới thiệu   |   Liên hệ 

Bài thứ hai: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo

15/10/2012
Đôi điều suy nghĩ về bài viết của
Giám mục Hoàng Đức Oanh, Giáo phận Kon Tum
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo


          Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và các Hiến pháp sửa đổi tiếp theo đều thừa nhận “công dân có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo…”. Điều 70 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào...”. Như vậy, pháp luật Việt Nam trước sau như một đều khẳng định rằng trong xã hội có người vô thần, có người hữu thần đó là sự lựa chọn tự do của mỗi người.
         Thế nhưng Giám mục lại viết: “chẳng lẽ chính quyền Mang Yang phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% đưa giáo dân làng Đăk Pơ Nan bỏ đạo để trở thành “vùng trắng, vùng sạch tôn giáo” coi đây là một cách thăng quan tiến chức trong một xã hội duy vật, vô thần”.
         Huyện Mang Yang chưa hề có một chủ trương nào đưa dân làng Đăk Pơ Nan bỏ đạo. Mà làm sao làm cho họ bỏ đạo được vì đó là đức tin khi họ còn đức tin thì họ không bỏ, còn khi họ bỏ tức là họ không còn đức tin. Do vậy, bỏ đạo hay không bỏ đạo đó là quyền tự do của họ, không ai ép buộc. Người Việt Nam công giáo hay người công giáo Việt Nam, dẫu ta dùng từ nào thì cũng là để chỉ một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam. Nếu ai gây chia rẽ hận thù đều không xứng đáng được mọi người tôn trọng. Sự cấm đạo và sát đạo thế kỷ XVII. XVIII. XIX dẫn đến cái chết của nhiều giáo dân rõ ràng là một bi kịch lịch sử, nỗi đau chung của toàn dân tộc nó sẽ không lặp lại dưới chế độ XHCN.
         Theo Giám mục thì cán bộ huyện Mang Yang xây dựng “vùng trắng, vùng sạch bóng tôn giáo” mới được thăng quan tiến chức thì Giám mục quá nhầm bởi vì: đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn. Mà trong các tiêu chuẩn đó không có tiêu chuẩn nào phải làm trắng đạo, sạch đạo mới được đề bạt, bổ nhiệm. Nói như vậy những vùng có tôn giáo 100% thì chẳng lẽ không ai được bổ nhiệm, đề bạt các chức danh lãnh đạo hay sao?
       Duy vật vô thần hay duy tâm hữu thần suy cho cùng đó đều là nền văn minh của nhân loại. Nhưng duy vật vô thần xây dựng thiên đàng trên trái đất, còn duy tâm hữu thần xây dựng thiên đàng ở trên trời./.
                                                                                                PV-NST

Các tin khác